TU LÀ ĐI NGƯỢC DÒNG ĐỜI- TS. TT. Thích Chân Quang (Spiritual Exertion Is To Go The Opposite Way Of Life)

75.000₫

Thông tin sản phẩm

Thương hiệu: GIÁC HOME Tình trạng: Còn hàng

Ai sống trên đời mà không gặp được một đạo lý cao thượng để dẫn dắt tâm linh; không có một mục tiêu chân chính để theo đuổi, hướng về; không có một bậc thầy vĩ đại để nương tựa, học hỏi và dâng trọn niềm tôn kính, thì người đó vẫn là người bất hạnh.

Số lượng:

Ai sống trên đời mà không gặp được một đạo lý cao thượng để dẫn dắt tâm linh; không có một mục tiêu chân chính để theo đuổi, hướng về; không có một bậc thầy vĩ đại để nương tựa, học hỏi và dâng trọn niềm tôn kính, thì người đó vẫn là người bất hạnh.

Vì họ chưa thể định hướng cuộc đời mình sẽ đi về đâu, chưa đủ trí tuệ để phân biệt thiện-ác, đúng-sai và chưa đủ sức mạnh để vượt qua những cám dỗ, thử thách của cuộc đời. Một lúc nào đó, trên dòng đời hối hả bon chen này, họ sẽ bị cuốn theo những thú vui tầm thường, sẽ mắc phải những lỗi lầm đáng tiếc. Để rồi khi kết thúc một kiếp người, điều họ mang theo chỉ là sai lầm, tội lỗi và sự trôi lăn trong vô số kiếp về sau.

TU LÀ ĐI NGƯỢC DÒNG ĐỜI tập hợp những câu chuyện phân tích về sự tu hành, cùng nhau trả lời câu hỏi tu là gì, tu làm sao cho đúng, để hiểu rõ hơn về con đường mà mình sẽ đi.

MỤC LỤC

Lời mở đầu
Chương 1: Tu là gì
Chương 2: Tu cho ai
Chương 3: Tu thế nào cho đúng
Chương 4: Sao khó tu đến thế
Chương 5: Tu là đi ngược dòng đời
Chương 6: Ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng
Lời kết

TRÍCH DẪN NỘI DUNG 

KHIÊM TỐN SỬA LỖI CỦA MÌNH (trích dẫn Chương 2 bài TU CHO AI trang 33-34-35)

Chúng ta hãy nhìn vào tâm mình, vào lời nói, hành động của mình để tìm lỗi. Ví dụ ta thấy mình còn ghét ai đó thì phải bỏ nó đi, không được để cái ghét tồn tại trong tâm mình nữa. Hoặc khi đứng trước quyền lợi thì ta hay nghĩ đến mình trước, muốn giành được phần hơn thì biết ngay là mình còn ích kỷ lo cho bản thân.

Hay trong công việc, khi ta đưa ra ý kiến thì chỉ thấy ý của mình là hay, ai nói gì cũng không công nhận thì đó là ta đang có tâm hơn thua. Có khi người bên cạnh được ưu ái, thành công, ta khó chịu, thậm chí còn mong cho họ gặp thất bại thì chắc chắn ta đang có cái ganh tỵ, ác độc chi phối.

Rồi đến khi mình đi chùa, chỉ muốn mình được chú ý, được quan tâm thì biết là bản ngã mình lớn quá v.v... Đó là mới chỉ trong tâm ta thôi đã đủ thứ chuyện, chưa kể lời nói, hành động của ta thì lại còn vô số lỗi nữa.

Đơn giản như việc chê bai người khác chẳng hạn. Mỗi khi nói chuyện qua lại với người, ta dễ dàng chê người này, trách kẻ kia. Bao giờ cũng vậy, con người ta dễ nhìn thấy nhược điểm của người khác hơn là ưu điểm và cũng dễ thốt lên lời chê bai hơn là khen ngợi. Đó là bản chất của con người.

Ta thử để ý kỹ lại trong đời sống, trong từng lời ăn tiếng nói của mình, có phải mình hay chê bai người hơn là khen ngợi họ hay không? Vì ta còn hay chê bai, nói xấu, còn hơn thua, ganh ghét... nên ta biết đạo đức của mình chưa hoàn thiện. Và những cái bất toàn trong đạo đức của ta chính là lỗi. Nên từ nay ta phải tập nhìn cho ra những cái sai, cái xấu trong tâm mình, trong hành vi, lời nói của mình để bắt đầu sửa lại cho đúng.

Ví dụ ta thấy mình còn hay chê người, thì từ nay ta tập khen người nhiều hơn. Mỗi ngày trôi qua ta đều tự hỏi mình ngày hôm nay đã khen được ai hay chưa, để tự nhắc mình sửa cái lỗi hay chê người đi. Nhưng khi tập như vậy ta mới phát hiện ra là để khen một người thì không dễ chút nào. Vì sao? Vì từ trước tới giờ lòng ta không rộng mở để nhìn thấy ưu điểm của mọi người.

Nhưng từ nay biết tu rồi, ta sẽ lật ngược nó lại, tức là ta sẽ mở lòng mình ra, tập nhìn những người xung quanh với con mắt khác. Không phải ánh mắt săm soi, bới móc cái xấu nữa, mà là ánh mắt yêu thương, thông cảm và tìm kiếm ưu điểm để khen ngợi. Ta cứ tập như vậy mỗi ngày, từng bước thay đổi mình; đến một ngày khi muốn mở miệng chê ai là ta thấy ngượng nghịu, khó chịu, còn mở miệng khen ai thấy dễ dàng, vui vẻ là thành công.

Nhưng vượt được một lỗi chưa phải đã xong, mà ta luôn hiểu là mình còn vô số lỗi lầm nữa mà mỗi ngày trôi qua ta lại thấy thêm được nhiều hơn. Và ta nỗ lực vượt qua từng lỗi, từng lỗi để hoàn thiện dần đạo đức của mình. Những con người biết khiêm tốn sửa mình như vậy khi đến chùa sẽ làm ngôi chùa ấm lên, về đến nhà làm ngôi nhà hạnh phúc hơn, bước ra xóm làng làm làng xóm vui tươi, thân thiện hơn.

KHƯỚC TỪ HƯỞNG THỤ (trích dẫn...)

Có những trường hợp ta rơi vào hoàn cảnh phải hưởng cho hết phước, dù bản thân không ý thức, hoặc không hề muốn. Tức là đời xưa vất vả tích luỹ rất nhiều phước, nhưng đời này sinh ra đã bị buộc phải hưởng cho hết luôn. Lạ lùng như vậy!

Ví dụ như con vua, vừa mở mắt chào đời đã là một hoàng tử, công chúa, từ bé đã có người hầu kẻ hạ, lớn hơn một chút, vừa lẫm chẫm biết đi là bao nhiêu người phải cúi lạy vâng lời. Họ hưởng phước quá nhiều, mà nếu trong đầu không có ý thức nào về việc cống hiến lại cho đất nước, thì phước phải hết dần. Chỉ ngồi không ăn thì núi còn phải lở, cho nên không cái phước nào chịu nổi.

Vì vậy, có những bậc vua chúa đã buộc con mình phải rèn luyện, gánh vác, cống hiến từ bé, hạn chế sự hưởng thụ, nhờ thế mà vương triều đó tồn tại bền vững. Còn những ông vua nào thương con một cách sai lầm, cứ bắt mọi người phải tung hô, tuân phục, hầu hạ, cho con hưởng thụ mọi điều sung sướng thì phước hết rất nhanh. Mà khi phước hết rồi đứa con sẽ không sinh ra được những thế hệ xuất sắc về sau, và vương triều đó sẽ mau chóng sụp đổ.

Nhìn lại mình, chúng ta cũng hãy cẩn trọng. Nếu mình được sinh vào gia đình khá giả, từ nhỏ đã được hưởng phước rất nhiều thì đó là điều cực kỳ nguy hiểm. Hãy sống cần kiệm, cống hiến, phụng sự, đừng hưởng thụ. Đó là ta đang giữ gìn phước cho mình và làm cho cơ nghiệp của tổ tiên được lâu bền.

Bậc cha mẹ cũng đừng khờ dại mà chiều chuộng, cung phụng cho con mình, khiến đứa con hết phước và cũng không sinh ra được thế hệ sau giỏi giắn, thành công nữa. Thương con là phải dạy, càng thương chừng nào càng buộc đứa con phải cống hiến, phụng sự cho đời nhiều chừng nấy. Đó là bậc cha mẹ khôn ngoan.

Tuy nhiên, để có được bản lĩnh này, cha mẹ phải tu tập rất nhiều, phải có lễ Phật, toạ Thiền rồi mới sáng suốt, tỉnh táo, mới kiểm tra lại được tình cảm với đứa con. Lòng vẫn thương con rất nhiều nhưng không mù quáng mà khôn ngoan dạy con, không cho con hưởng thụ, bắt con phải làm phước thật nhiều. Nếu được như vậy, gia đình, dòng họ về sau sẽ hưng thịnh bền vững.

SẢN PHẨM MỚI

popup

Số lượng:

Tổng tiền: