TỨ DIỆU ĐẾ BẢN TUYÊN NGÔN CỦA PHẬT (TẬP 2)- TS. TT. Thích Chân Quang (The Four Noble Truths The Buddha Proclamation- Episode 2)

130.000₫

Thông tin sản phẩm

Thương hiệu: GIÁC HOME Tình trạng: Còn hàng
(Đang cập nhật ...)
Số lượng:

 REVIEW 

CHÂN LÝ VỀ SỰ KHỔ ĐƯỢC KHÁM PHÁ BỞI TRÍ TUỆ CỦA BẬC GIÁC NGỘ (Trích lược Tập 2, Bài KHỔ ĐẾ trang 91-92-93-94)

Bằng con đường Thiền định, Đức Phật đã đi qua Tứ Thiền siêu việt, lần lượt chứng được Tam Minh, trở thành Bậc Giác Ngộ tuyệt đối. Trong đêm thành đạo, Ngài nhập từng mức Thiền từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền cực kỳ vĩ đại, sâu xa. Mỗi mức định, Ngài đi sâu dần vào bản chất của vũ trụ.

Chúng ta biết nguyên tắc của vật lý là khi hiểu về vật chất ở mức độ cực nhỏ thì con người mới có thể hiểu được vũ trụ mênh mông to lớn ở tầm vĩ mô. Như để có thể quan sát các hố đen, tính toán được tuổi thọ của các ngôi sao, chuyển động của các hành tinh... thì các nhà vật lý thiên văn phải hiểu rất rõ về cấu trúc vật chất ở mức độ nguyên tử, lượng tử.

Còn đối với Đức Phật, khi nhập Tứ Thiền, Ngài thấu suốt bản chất của mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ cho đến tận cùng, sâu hơn cả mức độ của lượng tử, thấu rõ cả bản chất vật chất cũng như bản chất tâm linh. Vượt qua Tứ Thiền, Ngài lần lượt chứng được Tam Minh.

Đầu tiên, Túc Mạng Minh là khả năng nhớ lại vô lượng kiếp của chính mình. Ngài nhớ một đời, một trăm đời, một ngàn đời, cho tới tận đầu mối của vô minh sinh tử, khởi đầu của kiếp sống như thế nào, trôi lăn trong vô lượng kiếp ra sao. Ngài nhớ lại tường tận mình đã từng là ai, tên gì, làm những hạnh nghiệp gì, sống ở đâu, cha mẹ là ai, đã tạo được những điều thiện, điều ác, điều tội, điều phúc như thế nào, thậm chí có thể nhớ lại từng ý nghĩ nhỏ trong mỗi kiếp sống. Túc Mạng Minh của Đức Phật thật là siêu việt.

Thứ hai, Thiên Nhãn Minh là khả năng biết được vô lượng kiếp và quan sát được sự lưu chuyển trong luân hồi của tất cả chúng sinh theo nghiệp duyên nhân quả. Nơi sự giác ngộ này, Ngài khám phá ra chân lý cực kỳ quan trọng trong pháp giới vũ trụ đó là luật Nhân Quả Nghiệp Báo tái sinh. Đây là một quy luật cực kỳ phức tạp, sâu xa, từ một nhân có thể cho ra nhiều quả, một quả có thể do nhiều nguyên nhân, trong nhân có quả, trong quả có nhân, đan xen chằng chịt qua đến nhiều kiếp sống.

Có khi một người gây điều tội nhưng quả báo chưa tới ngay trong kiếp đó mà 10 kiếp sau mới trả nghiệp, có khi trả trong thời gian ngắn, có khi vì một tội mà trôi lăn cả ngàn năm. Hay một người gieo nhân làm vua nhưng không phải kiếp sau đã thành tựu, mà 30 kiếp sau nhân duyên chín muồi ông mới lên làm vua...

Khi chứng được Thiên Nhãn Minh, Ngài đã thấu suốt toàn bộ đường đi của luật Nhân Quả. Ngài biết rõ vô số chúng sinh từ con sâu, con bọ cho tới con người, lên tới chư Thiên cực kỳ cao cấp trải qua vô lượng kiếp sống đã thọ những quả báo gì, do nhân gì, duyên gì, đã gây tội gì, làm được điều phúc gì, tái sinh ở những đâu.

Luật Nhân Quả trùm lên các cõi
Chi phối từng hạt bụi cánh hoa
Điều thiện ác dẫu như làn khói
Quả báo rồi chẳng thể tránh qua.

Ngài cũng biết trong trùng trùng pháp giới vũ trụ này có bao nhiêu thế giới, biết về chúng sinh ở những tinh cầu cực kỳ xa xôi. Nếu được viết ra thành sách thì có chất hết cả địa cầu này vẫn chưa đủ để trình bày những hiểu biết của Đức Phật về vũ trụ. Chỉ có điều thời xưa, do trình độ văn minh và ngôn ngữ có giới hạn, con người chưa đủ kiến thức khoa học để hiểu nên Ngài chỉ trình bày ở mức vừa chừng, tổng quát, mang tính gợi ý.

Mức thứ ba trong Tam Minh mà Đức Phật chứng được là Lậu Tận Minh. Ngài thấy TỨ DIỆU ĐẾ- Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế, chấm dứt vô minh, hoàn toàn giải thoát. Như vậy ta phải hiểu rằng chân lý Khổ Đế mà Đức Phật thấy trong TỨ DIỆU ĐẾ là một điều không hề đơn giản, không hề thấp kém, không hễ bi quan mà cực vĩ đại, một tài sản vô cùng quý giá. Đó là trí tuệ của một Đức Phật, của Đấng Giác Ngộ cực kỳ cao siêu.

Nhiều người cho rằng đạo Phật là bi quan, yếm thế khi nói bản chất cuộc đời là đau khổ. Đây là một nhận định nông cạn, vội vàng, một sự hiểu lầm rất lớn. Người nào may mắn đặt trọn lòng tôn kính lên Đức Phật thì có thể chưa hiểu hết Khổ đế mà Phật đã dạy nhưng không có ý phản biện. Chỉ cần trong đầu khởi lên ý nghĩ "cuộc đời này đâu có khổ mà Đức Phật nói khổ" cũng đủ đưa người đó xuống địa ngục. 

Cho nên ta đừng bao giờ khởi một ý nhỏ coi thường chân lý Khổ đế. Nhiệm vụ của chúng ta là cố gắng đi theo lời dạy của Phật để hiểu được điều đó càng nhiều càng tốt, đừng khờ dại nói ngược lại hoặc suy nghĩ khác đi.

 

SẢN PHẨM MỚI

popup

Số lượng:

Tổng tiền: