BÁT NHÃ TÂM KINH/ Tập 1- Tiến sĩ Luật học TT. Thích Chân Quang

85.000₫

Thông tin sản phẩm

Thương hiệu: GIÁC HOME Tình trạng: Còn hàng
KINH SÁCH

Có thể nói, "Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc" là câu kinh rất nổi tiếng, có ảnh hưởng lớn, giống như một biểu tượng của đạo Phật vậy. Hầu hết các chùa thuộc Phật giáo Bắc tông cũng rất quý trọng bài Bát Nhã Tâm Kinh và xem đây là bài kinh tối cao trong đạo Phật, và họ cho rằng người nào chưa biết đến Bát Nhã Tâm Kinh thì coi như chưa hiểu, chưa nắm bắt được tư tưởng của Phật giáo Đại Thừa.

Số lượng:

BÁT NHÃ TÂM KINH là bài kinh rất quen thuộc với tất cả những người đến với đạo Phật. Những ai đã từng đến chùa tụng kinh, chắc chắn đều đã từng tụng qua bài kinh này, vì đây là một bài kinh không bao giờ bị bỏ quên trong các thời khóa tụng của các tự viện.

Trong nhiều bộ phim, tuồng, cải lương có yếu tố đạo Phật, người ta cũng thường nhắc đi nhắc lại một câu trong bài Bát Nhã Tâm Kinh dù có thể họ không hiểu hết ý nghĩa, đó là câu: "Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc". Ở một số phim Hồng Kông, phim kiếm hiệp hay truyện của Kim Dung, thỉnh thoảng cũng có những nhà sư dùng câu "Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc" như một triết lý sống, một bí kíp võ công. Nếu ai nắm được tinh thần trong câu này thì người đó sẽ luyện thành một võ công siêu đẳng, có thể làm đệ nhất cao thủ trong chốn giang hồ... Vì thế nên nhiều người dù không biết đến bài Bát Nhã Tâm Kinh, cũng chưa hề tìm hiểu về đạo Phật nhưng cũng đã quen thuộc với câu kinh này từ nhỏ.

Có thể nói, "Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc" là câu kinh rất nổi tiếng, có ảnh hưởng lớn, giống như một biểu tượng của đạo Phật vậy. Hầu hết các chùa thuộc Phật giáo Bắc tông cũng rất quý trọng bài Bát Nhã Tâm Kinh và xem đây là bài kinh tối cao trong đạo Phật, và họ cho rằng người nào chưa biết đến Bát Nhã Tâm Kinh thì coi như chưa hiểu, chưa nắm bắt được tư tưởng của Phật giáo Đại Thừa.

Chúng ta hãy cùng nhau phân tích ý nghĩa từng câu kinh để nắm được tinh thần của toàn bộ bài Bát Nhã và triết lý sống cao siêu được gửi gắm trong bài kinh quan trọng này. Từ đó chúng ta sẽ biết cách điều chỉnh quan điểm tu hành của bản thân, đồng thời giúp đỡ mọi người hiểu đúng về nghĩa KHÔNG trong kinh Bát Nhã.

☆________ 
TRÍCH DẪN NỘI DUNG- LÒNG TÔN KÍNH PHẬT TUYỆT ĐỐI

Chúng ta sinh vào thời không có Phật xuất hiện nên ta thường ít tôn kính ai, hoặc ta cũng có lòng tôn kính Phật nhưng không đầy đủ. Người thời nay khó tu hơn thời xưa là vì vậy. Để bù đắp lại sự thiếu may mắn này, chúng ta cần không ngừng nuôi dưỡng lòng tôn kính Phật tuyệt đối trong tâm mình. Tức là, dù ta không có nhân duyên được gặp Phật giữa cuộc đời, nhưng lúc nào trong tâm mình cũng khởi lên lòng tôn kính Phật tuyệt đối.

Bằng cách nào? Mỗi ngày hãy dành thời gian lễ Phật ít nhất mười lễ với tất cả tấm lòng thiết tha của mình. Ai có thời gian lễ được nhiều hơn thì càng tốt. Làm được như vậy thì lòng tôn kính Phật sẽ thấm dần, thấm dần trong tâm ta, cho đến ngày mà mỗi lần lạy xuống, ta đều nghĩ: "Nếu phải chết vì Phật, ta sẵn sàng chết ngay, không hề sợ hãi". Đó cũng chính là lúc ta bước được vào cửa Phật và làm một đệ tử chân chính của Người.

Dĩ nhiên là Phật sẽ không bắt ta chết, Phật cũng không ràng buộc ta điều gì, mà sâu thẳm trong ta tự nhiên xuất hiện ý niệm ấy. Ta chỉ muốn dâng hết cả thân tâm này, cuộc đời này lên Đức Phật; ta muốn đặt cuộc sống của mình vào bàn tay của Đức Phật, để từ nay trở đi ta sẽ sống vì Phật và sẵn sàng chết vì Phật.

Vậy điều Đức Phật muốn ở chúng ta là gì? Là chúng ta hãy mở lòng ra để thương yêu chúng sinh. Cho nên, vì ta tôn kính Phật, vì đã dâng trọn cuộc đời mình cho Phật, nên chúng ta nguyện sẽ thương yêu nhau và thương yêu tất cả chúng sinh.

☆________ 
TRÍCH DẪN NỘI DUNG- CƯ XỬ VỚI CÁI THÂN VÔ THƯỜNG NÀY SAO CHO ĐÚNG?

Cư xử như thế nào mới là đúng? Là không se sua mà cũng không bỏ bê. Sở dĩ chúng ta se sua là vì mình còn chấp thân, còn coi cái thân này là quan trọng và ta sẽ không tiến tu, không giải thoát được, nên đừng se sua, đừng chạy theo thời trang, đừng mua sắm nhiều quá. Nhưng chúng ta cũng đừng bỏ bê thân, đừng coi thường cái thân này, đó cũng là một thái độ sai. Vì tuy cái thân này là cục nợ, là ngục tù, là bản án tử hình, là vô thường, nhưng thân cũng là công cụ để chúng ta sống, tu hành và tạo nhiều công đức.

Nếu không có thân, làm sao chúng ta thương yêu con người, làm sao chúng ta đem hạnh phúc đến cho người? Nên chúng ta phải đối xử với cái thân cho đúng mức. Ta cần giữ cho thân này khỏe mạnh, đừng phí phạm sức khỏe, đừng đày đọa thân, cũng đừng bắt thân khổ hạnh... 

Hãy ngủ đủ giấc, ăn đủ chất, đừng ăn dư nhưng cũng đừng để thiếu chất, để thân được khỏe mạnh mà làm công cụ phụng sự con người, phụng sự quê hương, phụng sự Đạo Pháp. Người trau chuốt se sua, chưng diện là xa rời với Thánh hạnh, nhưng người lôi thôi, lếch thếch cũng xa rời Thánh hạnh.

Người đi đúng đường của Thánh là người biết chừng mực, không thiên lệch bên nào. Nên nếu ta thấy ai ăn mặc lôi thôi lếch thếch rồi khi được nhắc nhở thì nói: "Ôi, chấp chi ba cái chuyện ăn mặc ấy, tôi sống tự tại vậy đó", thì phải hiểu rằng người đó ẩu và lạm nhận. Bồ tát không phải như vậy, Thánh hạnh không phải như vậy.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh chừng mực, trong luyện tập cơ thể thì nên tập khí công, vì khí công liên quan đến Thiền định rất chặt chẽ. Không thành tựu khí công thì không dễ thành tựu Thiền định, nhớ như vậy. Khí công có đặc điểm là nếu chúng ta đạt được sức mạnh của khí công rồi thì dù có chết đi, sức mạnh đó vẫn tồn tại. Rất lạ!

LIÊN HỆ THỈNH PHÁP
Thiền Tôn Phật Quang- Núi Dinh, thôn Chu Hải, Xã Tân Hải, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Công Ty Văn Hóa Pháp Quang- 28 Hoàng Diệu, P.10, Q.Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh

SẢN PHẨM MỚI

popup

Số lượng:

Tổng tiền: