TÌM VỀ CỘI NGUỒN PHẬT PHÁP QUA KINH NIKAYA (Tập 2)- TS. TT. Thích Chân Quang

115.000₫

Thông tin sản phẩm

Thương hiệu: GIÁC HOME Tình trạng: Còn hàng
KINH SÁCH

Đọc 𝐍𝐈𝐊𝐀𝐘𝐀 chúng ta như được sống lại thời hoàng kim có Đức Phật và chư Thánh trang nghiêm thanh tịnh, được lắng nghe những lời vàng ngọc từ kim khẩu của Thế Tôn, cho chúng ta cái nhìn đầy đủ về mọi phương diện, không riêng về nghĩa lý của sự tu hành mà còn về nhân quả và nhân sinh quan trong cuộc sống, để chúng ta nhìn mọi chuyện một cách chính xác hơn. 

Số lượng:

𝐍𝐈𝐊𝐀𝐘𝐀 là bức tranh sinh động về sinh hoạt của Đức Phật và chư Tăng cũng như con người thời đại đó, là những bài học đạo lý từ những câu chuyện có thật, vừa thiết thực gần gũi với tâm lý con người, vừa phản ánh phần nào phong tục tập quán và văn hóa của Ấn Độ xưa. Tâm tư, tình cảm, diễn biến tâm lý, những thắc mắc về đạo học của con người thời xưa với thời nay dường như không khác nhau là mấy. Vẫn là những ganh ghét, hơn thua, đố kỵ, niềm vui, nỗi khổ, tính thực tế, thực dụng hay cả tin… Thế nên, bài học của người xưa cũng là đạo lý cho con người thời nay.

Yếu chỉ và tinh túy của đạo Phật được gói gọn trong kinh 𝐍𝐈𝐊𝐀𝐘𝐀. Những giáo lý căn bản như Tứ Diệu Đế, Duyên Khởi, Vô Ngã… mà Đức Phật đã dạy trong suốt 45 năm cũng đều chứa đựng trong đó. Các nhà nghiên cứu Phật học, các nhà sử học đều cho đây là tài liệu đáng tin cậy, đầy đủ và gần gũi nhất để xác định những gì mà Ðức Phật đã tuyên thuyết.

Đọc 𝐍𝐈𝐊𝐀𝐘𝐀 chúng ta như được sống lại thời hoàng kim có Đức Phật và chư Thánh trang nghiêm thanh tịnh, được lắng nghe những lời vàng ngọc từ kim khẩu của Thế Tôn, cho chúng ta cái nhìn đầy đủ về mọi phương diện, không riêng về nghĩa lý của sự tu hành mà còn về nhân quả và nhân sinh quan trong cuộc sống, để chúng ta nhìn mọi chuyện một cách chính xác hơn. 

Qua đó chúng ta phần nào cảm nhận được sự vĩ đại nơi tâm chứng cũng như cuộc sống thánh thiện, thanh tịnh của Đức Phật và Tăng đoàn thời Người còn tại thế. Hãy lưu giữ những cảm xúc, tình cảm cao quý đó để lòng thương kính Phật và chư Thánh ngày một lớn dậy trong lòng, thành hạt giống giải thoát gieo vào mảnh đất tâm của chúng ta vô lượng kiếp về sau.

(Giá sản phẩm đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh...)

 REVIEW TẠI ĐÂY 

HỌC PHÁP LÀ ĐỂ TU HÀNH. Học pháp mà không hướng đến đúng mục tiêu của giáo pháp sẽ đưa đến đau khổ lâu dài. Mục tiêu chính của giáo pháp là đưa đến sự giải thoát giác ngộ. Nhưng nhiều người trong chúng ta lại không hiểu được mục tiêu cao cả đó mà học pháp với những mục đích khác. Đó là học pháp lấy kiến thức để lý luận, để chỉ trích, chê bai, có bằng cấp, danh dự, uy tín, lợi dưỡng,..., không hướng đến sự giải thoát giác ngộ. Đây là những mục tiêu hết sức sai lầm.

Tại sao chúng ta lại cứ theo đuổi những mục tiêu sai lầm như thế? Lỗi này không chỉ do người học, mà còn do người dạy. Những vị thầy, giảng sư, giáo thọ cũng một phần làm cho người học pháp định hướng sai mục đích. Một số giảng sư đã không nhấn mạnh mục tiêu tột cùng hướng về sự giác ngộ, mà chỉ nói về lý luận khuyến khích học để lấy kiến thức. Giảng sư tốt là người luôn nhắc nhở người học, đặc biệt là Tăng Ni sinh, phải thực hành tu tập để đạt được sự giác ngộ. Giáo thọ là người phải giúp người nghe hiểu thật sâu từng lời của Phật, rồi biết cách ứng dụng trong đời sống chứ không phải chỉ để hiểu rồi dừng lại ở kiến thức lý luận.

Phật dạy rằng "phải quán giáo pháp với trí tuệ". Ai không quán giáo pháp với trí tuệ sẽ hiểu sai ý nghĩa, hành động mù quáng và gặp đau khổ. Giống như một người bắt rắn thiếu hiểu biết, nắm vào lưng hay đuôi, thì con rắn sẽ quay đầu tấn công người bắt nó. Học pháp với mục tiêu sai lầm cũng sẽ đưa ta đến nguy hiểm, đổ vỡ và đau khổ lâu dài. Người bắt rắn khôn ngoan là người nắm lấy đầu con rắn, giữ thật chặt. Người học pháp nắm lấy mục tiêu giác ngộ chính là "nắm được đầu con rắn". Muốn như vậy thì mỗi giáo pháp chúng ta học phải được áp dụng trong từng phút giây của cuộc sống. Học là để tu hành chứ không phải để biện luận, chỉ trích, chê bai, hay vì mục tiêu lợi dưỡng...

(Trích lược cuốn 2, bài KINH VÍ DỤ CON RẮN trang 66-67)

SẢN PHẨM MỚI

popup

Số lượng:

Tổng tiền: