TÌNH YÊU HÔN NHÂN GIA ĐÌNH- TS. TT. Thích Chân Quang (Love Marriage Family)

85.000₫

Thông tin sản phẩm

Thương hiệu: GIÁC HOME Tình trạng: Còn hàng

Thông qua tập sách TÌNH YÊU HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, đạo Phật đã cho chúng ta những bài học thực tiễn trong cách đối xử với nhau, cách nhìn nhận vấn đề và đưa ra cách thức giải quyết thỏa đáng và êm ấm. Đứng trên quan điểm khách quan, đạo Phật đã hướng dẫn đến mỗi cá nhân hay gia đình cách sống tôn trọng lẫn nhau. Bằng cách thức nâng cao đạo đức và kiến thức bản thân, chúng ta sẽ xây dựng được gia đình hạnh phúc, Đạo Pháp hưng long, xã hội phát triển.

Số lượng:

TÌNH YÊU có lẽ là đề tài muôn thuở đã khiến các nhà thơ, nhà văn tốn không ít giấy mực. Tuy nhiên, ta chỉ nhìn thấy sự đẹp đẽ của tình yêu, mà ít ai nhận ra những vấp ngã của các đôi yêu nhau khi bước vào đời sống hôn nhân, xây dựng gia đình. Những ngày đầu trong tình yêu ta sẽ dễ bị cảm xúc chi phối mà lầm tưởng đó là lý trí. Đến khi lập gia đình, chung sống lâu ngày, bắt đầu thấy lỗi lầm của nhau, ta sẽ cảm thấy chán nản mà phát sinh sự bực bội, cáu kỉnh, và phát sinh nhiều chuyện phức tạp không biết tháo gỡ. Chính vì vậy, không ít gia đình đã tan vỡ, ảnh hưởng xấu đến tâm lý và tương lai của con trẻ.

Nhận thấy, để có được một xã hội phát triển vững mạnh thì chính mỗi gia đình phải là những tế bào mạnh. Không đứng ngoài cuộc sống, Đạo Phật cũng đã xây dựng những nguyên tắc ứng xử phù hợp cho những người còn chưa thể rời bỏ đời sống thế tục, còn bị ràng buộc bởi hôn nhân & gia đình.

Thông qua tập sách TÌNH YÊU- HÔN NHÂN- GIA ĐÌNH, đạo Phật đã cho chúng ta những bài học thực tiễn trong cách đối xử với nhau, cách nhìn nhận vấn đề và đưa ra cách thức giải quyết thỏa đáng và êm ấm. Đứng trên quan điểm khách quan, đạo Phật đã hướng dẫn đến mỗi cá nhân hay gia đình cách sống tôn trọng lẫn nhau. Bằng cách thức nâng cao đạo đức và kiến thức bản thân, chúng ta sẽ xây dựng được gia đình hạnh phúc, Đạo Pháp hưng long, xã hội phát triển.

Đây chắc hẳn sẽ là tập sách dành được sự quan tâm của các vị phụ huynh đã, đang và sắp có con trong độ tuổi trưởng thành, sắp kết hôn. Và cũng là bộ sách giúp các bạn đã, đang và sẽ có dự định xây dựng gia đình riêng cần đọc. 

(Giá sản phẩm đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh...)

 REVIEW 

(trích đoạn trang 17-18-19)

Tình yêu thường không mang đến hạnh phúc thật sự, do con người khó tránh được nguyên tắc tâm lý: Khi yêu thì ta ích kỷ, ta hư, mà người được yêu bản ngã cũng tăng trưởng, họ cũng hư luôn. Cũng vì vậy mà có một câu kết luận "xanh rờn": Yêu là khổ. Bản chất của tình yêu là ích kỷ như vậy, khác với tình thương yêu mà cha mẹ dành cho con cái, tình cảm này độ lượng hơn, mà càng đông con thì càng độ lượng vì tình thương chan rải ra nhiều đứa con hơn.

Hoặc người thầy thương được nhiều học trò của mình, tình thương của ông cứ chan rải ra, không ích kỷ. Hay người lãnh tụ với nhân dân cũng vậy. Một người lãnh tụ chân chính yêu thương đất nước, yêu thương nhân dân mình, tình thương trong lòng người đó cứ lớn mênh mông ra. Hoặc một bậc đạo sư yêu thương được tất cả tín đồ của mình thì tình cảm đó cũng chan rải ra, không có bản chất ích kỷ.

Còn bình thường bản chất tình yêu là ích kỷ, hơn nữa còn có thêm tham lam. Vì yêu theo bản năng nên người ta chỉ yêu những ai mang lại hạnh phúc cho mình, hễ ai đem đến hạnh phúc cho mình thì cứ yêu rồi tính sau. Đó gọi là tham lam. Mà khi đã tham lam rồi, sự không chung thủy rất dễ xảy ra.

Trong bức thư pháp 14 điều Phật dạy có một điều: Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm. Tại sao vậy? Thật ra câu này chỉ dành cho người có đạo đức, tức là khi đã gieo tình cảm với ai rồi thì tự nguyện nhận trách nhiệm với người đó cả đời, chứ không nói đùa cho vui. Ví dụ có người nói "Anh thương em". Khi đã mở miệng nói câu đó rồi thì phải có trách nhiệm với cô kia suốt đời.

Vì vậy câu nói "món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm" là nói cho người có đạo đức, còn người không có đạo đức thì cứ nói lời thương yêu thoải mái nhưng không có trách nhiệm, thì tình cảm của họ chắc chắn không chân thật. Nên người có đạo đức khi đã gieo tình cảm rồi thì có trách nhiệm, cái trách nhiệm này tuy làm họ mệt mỏi, cực khổ nhưng rồi sẽ có phước phần về sau.

(trích đoạn trang 71)

AI CŨNG PHẢI LO LÀM PHÚC NGAY TỪ BUỔI ĐẦU MỚI LẬP GIA ĐÌNH. Hãy nhớ rằng gia đình không phải là cái tổ kén để ta đóng mình trong đó và quên hết cuộc đời, bởi nếu vậy thì cái tổ kén này sẽ hư hao tan biến không bao lâu. Gia đình không phải là tất cả, gia đình chỉ là tổ ấm, là cái nền tảng để con người dựa vào đó mà yên tâm bước ra thương yêu, phụng sự, hy sinh cho cộng đồng, cho đất nước. Nếu ta sống được như vậy, tổ ấm gia đình ta tự nhiên sẽ yên vui, bền vững.

Chúng ta đã nói: khi gia đình kém phước quá, túng quẫn quá thì hạnh phúc khó mà tồn tại. Đó là lý do mà khi lập gia đình rồi chúng ta càng phải lo làm phước, để giữ cái phúc cho gia đình nhiều năm sau. Nếu ta sống nhàn nhàn không lo tích lũy công đức thì ít năm sau khi phước cạn, gia đình ta sẽ càng lúc càng đi xuống, có khi đến bần cùng nghèo mạt. Lúc đó ta không nuôi dạy con cái nổi nữa, chúng sẽ rất dễ hư hỏng. Vì vậy, ai cũng phải lo làm phúc ngay từ buổi đầu mới lập gia đình.

Còn người nào nhờ tài sản, nhờ thế lực của gia đình rồi phất lên nhanh chóng, trong khi bản thân họ không đủ trí tuệ, không đủ đạo đức để làm chủ đồng tiền thì đồng tiền sẽ làm chủ lại họ, họ sẽ ỷ lại, sa vào hưởng thụ và gia đình tan vỡ. Nên người đệ tử Phật phải hiểu rõ triết lý về tiền bạc để làm chủ đồng tiền, dù nghèo ta cũng sống cho đúng, mà nếu cực giàu thì ta cũng sống không sai lầm.

 

 

SẢN PHẨM MỚI

popup

Số lượng:

Tổng tiền: