NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ TỪ TRUYỆN TÍCH PHÁP CÚ 3- TS. TT. Thích Chân Quang

75.000₫

Thông tin sản phẩm

Thương hiệu: GIÁC HOME Tình trạng: Còn hàng
Pháp Cú

Những bài kệ trong Kinh Pháp Cú luôn được gắn với một sự kiện xảy ra thời Đức Phật, liên quan đến sinh hoạt, sự tu tập hay giáo hóa của Đức Phật và chư Tăng. Nhân sự kiện đó Đức Phật mới kể một truyện tích vào kiếp xưa để giải thích rõ về nhân quả cho mọi người cùng hiểu, rồi Phật mới rút lại thành vài câu ngắn gọn, súc tích nhưng vô cùng đanh thép để người nghe ấn tượng và dễ ghi nhớ hơn. Vì thế, khi học Pháp Cú, chúng ta sẽ hiểu nhiều hơn về bối cảnh xã hội, tổ chức Tăng đoàn thời Đức Phật cũng như cuộc đời giáo hóa đầy vinh quang nhưng cũng không ít chướng ngại của Người.

Số lượng:

Trong Đại tạng Kinh điển của Phật giáo, nhất là trong Kinh Nguyên Thủy, chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều bài kinh dài ngắn khác nhau. Có những bài kinh rất dài, nghĩa lý khó hiểu, đòi hỏi người đọc phải có hiểu biết vững chắc về đạo lý và văn phạm tiếng Pali, tiếng Hán hoặc phải có người giải thích thì mới hiểu đúng nghĩa được. Vì lẽ đó nên người có trí tuệ thì thích thú, đam mê, nhưng người chưa đủ trí tuệ thì rất ngại tìm hiểu. Và đa phần mọi người không đủ khả năng, không đủ kiên nhẫn để nghiên cứu toàn bộ nghĩa lý trong Kinh điển đạo Phật.

Riêng với kinh Pháp Cú thì có điểm lạ là ai đọc qua cũng hiểu. Bởi kinh Pháp Cú là những bài thi kệ chừng 4 – 6 câu, mỗi đoạn nói lên một đạo lý nào đó rất cô đọng, lời lẽ trong các bài kệ đơn sơ, gần gũi, chứa đựng một nội dung rất phong phú và sâu xa.

Để đáp lại sự đón nhận nồng nhiệt của Quý Phật tử qua 2 tập truyện Pháp Cú đầu tiên, C.Ty TNHH Văn Hóa Pháp Quang tiếp tục xuất bản tập 3 của bộ sách "Những Điều Thú Vị Từ Truyện Tích Pháp Cú" bao gồm 5 bài: Tuấn Mã, Thiên Chủ Đế Thích, Vui Thích Không Phóng Dật, Người Đọc Được Tâm, Tâm Rong Ruổi.

Mỗi bài kệ Pháp Cú vẽ nên một bức tranh sống động về Đức Phật và Tăng đoàn, để nhìn vào đó chúng ta có thể dễ dàng hình dung về cuộc đời và những công hạnh vĩ đại của Đức Phật cùng các vị Thánh đệ tử phi thường. Bộ sách được tập hợp nội dung của hơn 80 bài giảng của TS. TT. THÍCH CHÂN QUANG tại chùa Từ Tân (Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh).

Hy vọng, bộ sách này sẽ đem đến cho quý Phật tử những bài học đạo lý sâu sắc, ý vị, cũng như những giây phút thư giãn nhẹ nhàng, bổ ích trong cuộc sống đầy bộn bề, lo toan này.

(Giá sản phẩm đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh...)

 REVIEW TẠI ĐÂY 

KHÔNG MỘT GIÁO LÝ NÀO CAO HƠN BÁT CHÁNH ĐẠO. Một lần có người cư sĩ tìm lên núi thăm chúng tôi và trình bày công phu tu hành của mình. Công phu của ông tương đối tốt, được kết quả rất sâu. Từng trạng thái ông kể ra chúng tôi đều công nhận cả. Sau khi chúng tôi dặn dò vài điều, ông mới chợt hỏi:

- Thưa thầy, có đạo lý nào cao hơn Bát Chánh Đạo hay không?

Chúng tôi trả lời:

- Tuyệt đối không. Sở dĩ ta tưởng rằng còn đạo lý nào cao hơn Bát Chánh Đạo là bởi vì ta không hiểu được Bát Chánh Đạo. Người đã hiểu sâu Bát Chánh Đạo rồi mới thấy Phật đã nói rất đúng: Bát Chánh đường duy nhất/ Đến bình an bất tử.

Ngoài con đường Bát Chánh này ra thì không còn con đường nào khác. Và điều gì đúng với Bát Chánh Đạo thì điều đó đúng là đạo Phật, còn sai với Bát Chánh Đạo thì chắc chắn nằm ngoài đạo Phật. Không có bất cứ con đường nào cao hơn Bát Chánh Đạo.

Cư sĩ này hỏi tiếp:

- Chúng con có nghe một vị thầy khẳng định rằng bộ kinh kia còn cao hơn Bát Chánh Đạo.

Lúc đó buộc lòng chúng tôi phải nói thẳng:

- Vị đó đã hiểu lầm. Dù bộ kinh kia có hay cách mấy, thì nếu đúng cũng nằm trong Bát Chánh Đạo mà thôi, không bao giờ ra khỏi.

- Có lần đến gặp một vị khác, con đã hỏi rằng thế nào là Bát Chánh Đạo. Vị đó khảng khái tuyên bố mắt- tai- mũi- lưỡi của ông là Bát Chánh Đạo, thậm chí còn cao hơn cả Bát Chánh Đạo.

Chúng tôi trả lời:

- Nếu mắt tai mũi lưỡi có phương pháp dụng công gì đó thì cũng chỉ nằm trong Bát Chánh Đạo và là một góc rất nhỏ của Bát Chánh Đạo mà thôi. Trong một bài giảng chúng tôi đã nói rằng người mới đến với đạo Phật thì không hiểu Bát Chánh Đạo là gì, khi đã tu lâu rồi mới hiểu sơ sơ, đến chừng nào chứng như Phật, như các vị Alahán thì mới có thể thấu rõ toàn bộ Bát Chánh Đạo. Cho nên chúng ta đừng bao giờ nói rằng có điều gì cao hơn Bát Chánh Đạo và bổn phận của ta là tu đầy đủ Bát Chánh Đạo, đừng bỏ sót một chánh nào. Nhớ như vậy!

Vũ trụ gom về trong nắm tay
Muôn nghìn đạo lý chỉ là đây
Bát Chánh phủ trùm lên vạn lối
Hạt bụi bao hàm khắp trời mây...

Nếu không hiểu hết, không thường xuyên tư duy, không thường ứng dụng Bát Chánh Đạo thì ta không bao giờ có đủ công đức mà tiến tu. Như trong Tứ Niệm Xứ (Tứ Niệm Xứ gồm bốn điều phải thường tư duy và ghi nhớ: niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp), thì pháp môn "Niệm pháp" chính là chiêm nghiệm Bát Chánh Đạo và thường xuyên kiểm chứng sự tu hành của mình với Bát Chánh Đạo.

Hỗ trợ suy nghĩ điều gì hay muốn làm gì, ta đều lập tức kiểm tra xem nó nằm trong chánh đạo nào, phải thường xuyên như vậy. Làm sao để mỗi ngày ta càng lúc càng hiểu sâu sắc thêm về Bát Chánh Đạo là đúng. Gốc rễ của đạo Phật và bao nhiêu điều mầu nhiệm trong đạo lý Phật dạy đều nằm hết trong Bát Chánh Đạo, vậy mà rất nhiều người không biết, không hiểu, thậm chí không thuộc Bát Chánh Đạo là gì. Điều này cũng chứng tỏ rằng chúng ta đến với đạo Phật vẫn còn quá hời hợt.

(Trích lược cuốn 3, bài "Vui Thích Không Phóng Dật" trang 107-108-109-110)

SẢN PHẨM MỚI

popup

Số lượng:

Tổng tiền: