NHÂN QUẢ CÔNG BẰNG- TS. TT. Thích Chân Quang (The Fairness Of Karma)

80.000₫

Thông tin sản phẩm

Thương hiệu: CHÂN GIÁC Tình trạng: Còn hàng

LUẬT NHÂN QUẢ là một nguyên lý tự nhiên của vũ trụ, không do ai sáng tạo ra. Đức Phật là bậc Thánh vĩ đại nhất của mọi thời đại. Với cái nhìn xuyên suốt, với trí tuệ siêu việt của mình, Ngài đã tự khám phá và thấu rõ đường đi của luật Nhân Quả. Toàn bộ hệ thống giáo lý sâu sắc, tuyệt vời của đạo Phật đều đặt trên nền tảng của luật NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO.

Số lượng:

LUẬT NHÂN QUẢ là giáo lý căn bản nhất, quan trọng nhất của đạo Phật. Toàn bộ giáo lý của đạo Phật từ thấp đến cao, từ đạo làm người cho đến đạo làm Thánh đều đặt trên nền tảng của luật Nhân Quả.

Luật Nhân Quả là một quy luật khách quan, công bằng tuyệt đối của vũ trụ. Tất cả mọi việc xảy ra trong vũ trụ, trong thế giới, hoặc trong kiếp sống của mỗi con người đều có nguyên nhân, không hề là chuyện ngẫu nhiên xuất hiện. Những việc chúng ta làm ở hiện tại sẽ phát sinh kết quả ở thời gian sau, trong kiếp này hay kiếp khác. Nếu không nắm vững được luật Nhân Quả, chắc chắn chúng ta sẽ hiểu sai đạo Phật, dễ rơi vào mê tín và không ứng dụng được đạo lý tốt đẹp đó cho cuộc sống của mình.

Vì lẽ đó, chúng ta cần hiểu rõ về luật Nhân Quả để biết cách giữ gìn, kiểm soát từng hành động, từng lời nói và ngay cả từng suy nghĩ của mình trong cuộc sống hàng ngày, để mỗi chúng sinh đều biết cách gieo nhân lành cho những kiếp mai sau.

TRÍCH ĐOẠN: TẠI SAO HIỀN LÀNH MÀ VẪN KHỐN KHỔ

"...Ở một khía cạnh khác, ta đặt câu hỏi tại sao có những người hiền lành mà khốn khổ, người hung dữ sao lại giàu sang?

Hiền lành có nhiều loại, đừng thấy ai hiền lành ta cũng đều cho là tốt. Có người hiền nhưng thụ động thờ ơ, không hại ai cũng chẳng bao giờ giúp ai thì người đó nghèo là đúng. Bị người ta chửi tạt vào mặt cũng chẳng thèm trả lời và không giận, thì đúng là hiền.

Nhưng thấy người ta nằm giãy giụa sắp chết mà cứ đứng nhìn không giúp gì cả thì cũng là hiền, mà hiền như vậy sẽ phải gặp nhiều khốn đốn.

Vậy thì, ta phải hiền như thế nào? Hiền nhưng phải tốt, phải giúp người. Nếu hiền mà thấy ta khổ không giúp, thờ ơ thụ động thì phải gặp nghèo khổ là đúng. Người hiền lành mà khi thấy người ta gặp hoạn nạn lại làm ngơ thì quả báo còn khủng khiếp hơn nữa..."

Kính mời quý Phật tử đón đọc ấn phẩm NHÂN QUẢ CÔNG BẰNG để hiểu hơn về các khía cạnh phức tạp của luật Nhân Quả, từ đó ta biết hướng cuộc đời của mình về nơi cao thượng. Chỉ cần ta vận dụng đúng thì sẽ mở được cánh cửa thành công đối với đời sống cũng như sự tu tập.

TRÍCH ĐOẠN: LUẬT NHÂN QUẢ LÀ MỘT SỰ CÔNG BẰNG KỲ LẠ VÀ TUYỆT ĐỐI

Chúng ta có mặt trên cuộc đời này là do nhân bắt nguồn từ quá khứ, không phải việc ngẫu nhiên. Chúng ta hiện diện lúc này cũng sẽ là một nhân của tương lai, tương lai sẽ xảy ra điều gì đó (quả) phù hợp. Chúng ta đến chùa với tâm kính ngưỡng Phật Pháp, kính trọng chư Tăng, sẽ tạo thành "phúc". Phúc này sẽ phát sinh ra nhiều quả khác nhau.

Cũng giống như khi chúng ta gieo một hạt giống xuống đất thì không phải chỉ sinh ra một quả. Chúng ta gieo hạt xoài xuống đất tất nhiên không phải từ dưới đất mọc lên một quả xoài là hết. Trước khi một quả xoài xuất hiện thì sẽ có cây non mọc lên, sau đó là cành nhánh, ra hoa rồi mới đến quả xoài. Mà tới quả xoài thì vẫn chưa hết vì còn quả non khác, quả chín khác. Rồi trong cái quả đó lại có cái hạt. Nghĩa là có nhiều việc xuất hiện từ một hạt mầm ban đầu. Vì vậy, ta không thể nói "tôi gieo hạt xoài, tôi được quả xoài", không đơn giản như vậy.

Ta gieo hạt xoài nhưng ta được cái gì? Ta có bóng mát từ cây xoài ấy. Khi cây to có thể tỉa nhánh làm củi, lá rụng có thể nhặt về đun bếp hoặc bón phân cho đất, hoa có thể để ngắm hoặc làm một bài thơ chẳng hạn, trái có thể ăn khi chua sống hoặc khi đã chín và hạt xoài ta sẽ đem gieo lại một lần nữa… Chỉ từ một hạt xoài được ươm mầm, chúng ta được hưởng nhiều ích lợi từ việc gieo trồng đó chứ không phải chỉ được một quả xoài là hết.

Tương tự, khi chúng ta nghe Pháp thì về sau không phải chỉ hưởng một quả phúc nào đó mà sẽ có rất nhiều quả phúc khác đi theo. Ví dụ một điều đơn giản nhất là khi chúng ta đến chùa học đạo, tâm hồn mình sẽ trở nên thanh cao, thánh thiện, nhân cách hoàn chỉnh, mỗi lời nói đều có uy đức khiến cho con cháu trong nhà nể phục, vâng lời. Trong kiếp sau chúng ta có được hưởng phúc cụ thể như thế nào thì chưa biết, nhưng hiện tại con cháu ngoan hơn, vâng lời, lễ phép hơn thì ta đã có niềm hạnh phúc và vui mừng. Cũng giống như chúng ta gieo hạt xoài, cây chưa có trái nhưng chúng ta đã được ngồi dưới bóng mát trong ngày hè nắng gắt; cũng vậy tuy hiện tại ta chưa được giàu sang, chưa được vinh hiển, phú quý nhưng con cháu ngoan ngoãn cũng là một niềm vui đã có nơi tâm hồn chúng ta.

Khi nhân cách ta lớn dần lên theo việc đi chùa, họ hàng, láng giềng ngày càng tin cậy, quý mến. Đến lúc ta kêu gọi họ làm việc phúc như "có ông cụ nghèo khổ, bệnh hoạn, con cháu ở xa, chúng ta nên thay phiên nhau đến giúp cho cụ lúc cuối đời, bởi vì thương quý người già là một đạo lý cao thượng của con người". Việc như vậy trước đây ta đã nói nhưng không ai hưởng ứng, còn bây giờ khi ta đã đi chùa tu tập, làm phước một thời gian, nhân cách và uy đức được tăng trưởng thì được nhiều người đồng tình ủng hộ. Trước mắt là giúp một người già neo đơn tới ngày mãn phần chết đi, được sống với những ngày cuối đời trong niềm vui, thanh thản.

Chúng ta thấy bắt đầu láng giềng cũng gắn bó, tin cậy được với nhau hơn trước kia. Ví dụ như mình có việc phải đi xa, ở nhà không biết ai sẽ rình rập để cạy cửa nhưng từ khi mình kêu gọi được láng giềng làm chung những việc phúc, mình đi đâu vắng là gửi hàng xóm trông nhà giùm một chút vì có công việc phải đi. Cũng như mình tin cậy và nhà được an toàn bởi có ba bốn nhà xung quanh họ nhìn ngó nhà giùm cho mình. Chúng ta thấy cái phúc có được quả xoài ta chưa hưởng, nhưng bóng mát cây xoài mình đã hưởng, lá xoài rơi mình đã hưởng, tức là cái tình của láng giềng hàng xóm.

Như vậy chúng ta thấy luật Nhân Quả Công Bằng trong đạo Phật xuyên suốt từ Đạo Làm Người cho đến Đạo Làm Thánh. Chúng ta muốn nhân cách của mình tốt hơn, muốn cuộc đời mình vinh hiển hơn, giàu sang hơn, muốn quyền uy thế lực hơn, dung mạo đẹp hơn thì ta cũng có cách để gieo nhân. Gieo nhân đúng theo đạo lý, đúng theo đạo đức chứ không phải dùng thủ đoạn. Muốn tu tập để giải thoát, có tư cách của bậc Thánh thì cũng có nhân có quả. Chúng ta có phương pháp gieo nhân chính đáng để đạt được Thánh quả mặc dù là rất dài lâu.

Ngay cả một vị đã chứng Thánh, muốn hóa độ chúng sinh không phải cứ nói là người khác nghe. Ví dụ, một vị đắc đạo có thần thông, biết quá khứ vị lai, có thể phất tay là chữa lành căn bệnh hiểm nghèo của người khác, nhưng không có nghĩa là nói gì người ta cũng nghe, bởi vì nếu không có duyên thì nói người khác sẽ không nghe. Vì vậy, một vị Thánh muốn giáo hóa chúng sinh vẫn cần phải có nhân quả, có duyên phù hợp. Từ con người bình thường cho đến những bậc Thánh cao cả, đến những vị Bồ Tát giáo hóa muôn triệu chúng sinh cũng đều âm thầm chịu sự chi phối của luật Nhân Quả. Ta tin hiểu luật Nhân Quả nên mới cố gắng, nỗ lực tu tập, phụng sự suốt cả cuộc đời. Chỉ những người không hiểu luật Nhân Quả mới biếng lười không chịu phấn đấu mà thôi.

Nếu chúng ta mê tín, làm những việc sai lầm mà lại muốn được cái quả chân chính, tốt đẹp là không đúng. Bởi vì chúng ta biết nhân quả nên sẽ không mê tín mà siêng năng tạo những nhân lành để cuộc đời mình thăng hoa và có thể giúp đỡ được mọi người xung quanh. Ví dụ, một học sinh học kém không có nghĩa là người học sinh đó sẽ chịu sự kém cỏi suốt cả cuộc đời. Nếu biết gieo nhân thì trong vòng một hai năm em học sinh này sẽ học khá lên, đây là điều rất hiệu quả. Một học sinh giỏi có thể gieo nhân để trở thành người học sinh cực kỳ xuất sắc, không phải là không có cách, nhưng cũng không phải là cách chỉ biết chăm chỉ cặm cụi cố học thật nhiều. UNESCO (tổ chức văn hóa, khoa học, giáo dục của Liên Hiệp Quốc) đưa ra bốn tiêu điểm về giáo dục:

1. Học để biết, tức là mở mang kiến thức về mọi lĩnh vực.

2. Học để làm, tức là vận dụng kiến thức đi vào cuộc sống, xây dựng xã hội, đất nước, thế giới…

3. Học để làm người, tức là có tư cách của con người.

4. Học để chung sống với người khác, tức là sống phải hòa hợp, phải có trách nhiệm với cộng đồng về mọi khía cạnh của cuộc sống.

Qua bốn tiêu điểm về giáo dục của Liên Hiệp Quốc, chúng ta thấy có hai điểm thuộc về tài năng, hai điểm thuộc về đạo đức. Như vậy, người ta ngầm công nhận đạo đức không kém phần quan trọng so với tài năng của mỗi con người. Trong đó đạo đức mới thực sự là nhân và tài năng là quả. Chúng ta có nhân của đạo đức, của giáo lý, thì tất cả mọi điều sẽ chuyển biến một cách kỳ lạ, bất ngờ và tốt đẹp. Đó là điều kỳ diệu của luật Nhân Quả.

SẢN PHẨM MỚI

popup

Số lượng:

Tổng tiền: