ĐỪNG LÀM GÁNH NẶNG CHO ĐỜI (Tái Bản 2023)- TS. TT. Thích Chân Quang (Don't Become A Burden To Life)

100.000₫

Thông tin sản phẩm

Thương hiệu: GIÁC HOME Tình trạng: Còn hàng

Cuốn sách này là tập hợp của năm đề tài riêng biệt, được tổng hợp từ các bài giảng của Thượng Tọa thượng Chân hạ Quang, gồm các bài "Vì Sao Ghét Vì Sao Thương", "Những Điều Nhỏ Nhặt", "Người Nghĩa Tình", "Đừng Làm Gánh Nặng Cho Đời" và "Ta Sống Vì Ai". Mỗi đề tài là một khía cạnh trong cuộc sống.

Số lượng:

Cuốn sách này là tập hợp của năm đề tài riêng biệt, được tổng hợp từ các bài giảng của Thượng Tọa thượng Chân hạ Quang, gồm các bài "Vì Sao Ghét Vì Sao Thương", "Những Điều Nhỏ Nhặt", "Người Nghĩa Tình", "Đừng Làm Gánh Nặng Cho Đời" và "Ta Sống Vì Ai". Mỗi đề tài là một khía cạnh trong cuộc sống.

Nếu như "Vì Sao Ghét Vì Sao Thương" nhấn mạnh ý nghĩa của đạo hiếu thì "Những Điều Nhỏ Nhặt" phân tích và đánh giá trí tuệ con người thông qua khả năng nhìn nhận vấn đề của người đó, trong khi "Đừng Làm Gánh Nặng Cho Đời" đề cập đến tầm quan trọng của bốn yếu tố: sức khỏe, kiến thức, đạo đức và phước đối với con người…

Phật pháp có thể soi vào mọi ngóc ngách cuộc đời, mở ra hướng đi thênh thang cao thượng cho con người, không phân biệt giai cấp, xuất thân, địa vị, tôn giáo. Hy vọng năm bài giảng trong tập sách này sẽ trở thành niềm vui tinh thần ý nghĩa cho quý bạn đọc gần xa. Kính chúc quý đạo hữu cùng toàn thể quý Phật tử được vô lượng công đức, vô lượng an lạc.

(Giá sản phẩm đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh...)

 REVIEW 

CON CÁI LÀM PHƯỚC THÌ CHA MẸ HƯỞNG PHÚC BAO NHIÊU (Trích đoạn bài "Vì Sao Ghét Vì Sao Thương" trang 24-25)

Khi người cha, người mẹ sinh đứa con ra, nuôi con lớn lên rồi, người con đó làm được bao nhiêu công đức thì hết một phần bảy trong đó sẽ chạy ngược về cho cha mẹ hưởng, đó là theo lời Phật dạy. Nhiều khi con số đó cũng dao động đôi chút, nhưng bình thường là một phần bảy. Nghĩa là nếu đứa con đi đắp một đoạn đường làng cho người ta đi thì cứ cắt phần phước ra làm bảy, một phần là cha mẹ hưởng, còn sáu là của đứa con, người trực tiếp làm việc ấy được hưởng.

Hoặc nếu đứa con lớn lên làm một người bác sĩ hết lòng, tận tụy chữa bệnh cho người, người bác sĩ được bảy phần công đức, thì cha mẹ lấy một phần còn ông hưởng sáu phần. Hay người có đứa con là một cán bộ tốt vì dân vì nước, thì đứa con có bao nhiêu phúc cha mẹ cũng được chia một phần bảy, con cái hưởng sáu; đó là nhân quả tự nhiên.

Giả sử nếu một người chọn con đường xuất gia tu hành, làm một người tu sĩ chân chính mẫu mực mà đem pháp lành độ khắp trần gian thì phước lớn không tính kể. Và nếu cứ cắt số phước ấy ra làm bảy, cha mẹ lấy một phần bảy, thì cũng là lớn vô cùng. Nhưng nhân quả là công bằng và có lý của nó. Vì khi cha mẹ cúng dường một đứa con cho Phật pháp thì thật sự là cha mẹ đã chấp nhận buông tay, không còn nghĩ đến việc nhờ cậy con mình nữa. Và cũng có nghĩa là cha mẹ đã phải chấp nhận tuổi già hẩm hiu, không thường có con bên cạnh chăm sóc, đỡ đần. Bởi đứa con mình đã theo Phật, phải thay Phật mà lo cho chúng sinh, không còn được phép lo riêng cho cha mẹ nữa. Nhưng ta đâu ngờ rằng chính cái buông tay đó về sau sẽ đem lại rất nhiều.

NHÂN QUẢ TỘI PHƯỚC CỦA TỪNG LẼ SỐNG (Trích đoạn bài TA SỐNG VÌ AI trang 140-141)

Như người cha người mẹ sống vì con, thì nhân quả cũng nằm ngay đây. Cái nhân yêu thương, nuôi dạy con cái tử tế cũng là một cái nhân bình thường. Và quả báo là người cha người mẹ sẽ vẫn tiếp tục trầm luân sinh tử, nhưng sẽ được đầu thai vào gia đình đàng hoàng, ổn định, không bị tan vỡ, khổ sở, không bị những tai nạn bất ngờ. Đa phần là như vậy. Còn hai người yêu nhau, thề vì nhau mà sống, vì nhau mà chết thì nhân quả là đời sau cái duyên giữa họ rất sâu đậm, nhưng phước không nhiều vì lẽ sống của họ chỉ dồn cho một người mà thôi.

Đối với những người lựa chọn sống vì nghệ thuật thì quả báo lệ thuộc vào giá trị của những tác phẩm họ mang lại. Nếu loại nghệ thuật mà họ theo đuổi mang lại thiện pháp cho đời thì sau khi mạng chung, họ có thể sẽ đầu thai làm một vị thần trong lĩnh vực đó. Ví dụ, có một người giỏi về âm nhạc. Nếu những bài nhạc của họ cũng tương đối tốt thì họ sẽ đầu thai lại làm thần Càn Thát Bà để phục vụ âm nhạc cho chư Thiên. Còn nếu họ mang đến cho đời những tác phẩm có giá trị giáo dục lớn, gieo rắc những đạo lý cao thượng thì họ sẽ sinh về cõi trời làm một Thiên tử thật sự.

Mỗi lẽ sống mà chúng ta chọn lựa đều có nhân quả tội phước tương xứng. Hiểu điều này rồi chúng ta bắt đầu suy nghiệm lại rằng mình sống vì ai, vì điều gì, để từ đó biết được nhân quả của mình trong những đời sau.

 

SẢN PHẨM MỚI

popup

Số lượng:

Tổng tiền: