TÂM LÝ ĐẠO ĐỨC (bản in A5 lưu hành nội bộ)- TS. TT. Thích Chân Quang

450.000₫

Thông tin sản phẩm

Thương hiệu: GIÁC HOME Tình trạng: Còn hàng

Bộ sách TÂM LÝ ĐẠO ĐỨC là tập sách gối đầu giường, là hành trang không thể thiếu cho bất kỳ ai muốn gạn lọc tâm hồn để trở thành con người chân chính đạo hạnh sáng ngời cũng như trên bước đường tu học để làm Thánh, một lộ trình lâu xa kéo dài nhiều đời nhiều kiếp.

Số lượng:

Bộ bài giảng 30 bài TÂM LÝ ĐẠO ĐỨC của TS. TT. THÍCH CHÂN QUANG là loạt bài giảng nói về những dạng tâm lý cơ bản của con người. Thượng Tọa đề cập đến những dạng tâm lý căn bản cũng như xoáy sâu vào những dạng tâm lý vi tế nhỏ nhiệm khó thấy.

Bộ sách TÂM LÝ ĐẠO ĐỨC là tập sách gối đầu giường, là hành trang không thể thiếu cho bất kỳ ai muốn gạn lọc tâm hồn để trở thành con người chân chính đạo hạnh sáng ngời cũng như trên bước đường tu học để làm Thánh, một lộ trình lâu xa kéo dài nhiều đời nhiều kiếp.

 REVIEW 

TRÍCH DẪN - BẢN CHẤT CỦA TÌNH YÊU

“Một điều chúng ta thường thấy là tình yêu thường không bền vững, dễ thay đổi mặc dù khi yêu, người ta luôn thề non hẹn biển, nguyện yêu nhau đến suốt đời. Sở dĩ như vậy vì bản chất của tình yêu là TRẢ NỢ QUÁ KHỨ VÀ TÌM HẠNH PHÚC CHO RIÊNG MÌNH.

Xét theo Nhân Quả, chúng ta thương yêu người nào là có duyên với người đó ở quá khứ. Chính duyên nợ quá khứ thúc đẩy chúng ta phải thương yêu. Xét theo khía cạnh tâm lý, chúng ta thương yêu người khác vì nghĩ rằng khi gắn bó với họ chúng ta sẽ được hạnh phúc.

Mỗi người có cách đánh giá, chọn lựa người bạn đời cho mình theo tiêu chuẩn riêng. Thông thường, người nam thích chọn người phụ nữ đẹp. Có thể ban đầu, đẹp là tiêu chuẩn đầu tiên, nhưng sống với nhau lâu ngày, người ta lại thích người có tính tốt. Đây là kinh nghiệm chung của không ít người nam. Trong khi đó, người nữ lại thích người có tài, khâm phục người có tài. Tâm lý của người phụ nữ là chỉ thương yêu khi có sự kính phục. Như vậy, xét đến cùng, bản chất của tình yêu vẫn là sự ích kỷ. Dựa trên hai yếu tố đó, chúng ta có thể kết luận tình yêu không có sự bền vững.

Vì bản chất của tình yêu là trả nợ cũ nên người ta thương nhau khi còn nợ, và khi đã hết nợ, tình thương cũng không còn. Có những cặp vợ chồng yêu nhau say đắm nhưng ở với nhau được bốn, năm năm, tự nhiên tình cảm lạnh như băng không sao hiểu nổi. Điều này chỉ có thể giải thích bằng nguyên nhân do đã trả hết nợ quá khứ. Ví dụ, trong hai người, người vợ là người mắc nợ nên tự nhiên yêu thương say đắm người đàn ông kia và làm quần quật để nuôi ông ta. Người chồng vì có người nuôi nên ỷ lại, sống phè phỡn, suốt ngày chỉ lo ăn nhậu. Người vợ vì còn nợ nên cố gắng làm việc cực khổ nuôi chồng. Nhưng bốn, năm năm sau, khi đã hết nợ, tự nhiên cô ta trở nên lạnh băng băng. Tình yêu của bốn năm trước đã biến mất, không còn một chút nào. Sau đó có thể là một cuộc chia tay. Như vậy, tình yêu không ổn định vì lệ thuộc vào nợ nhiều hay ít của quá khứ.

Ngoài ra, sự ích kỷ cũng là nguyên nhân khiến cho tình yêu không bền vững. Ví dụ, ngày xưa, khi còn yêu nhau, người đàn ông cảm thấy người bạn đời có thể đem đến cho mình hạnh phúc vì người này vừa xinh đẹp, vừa giỏi giang. Nhưng sống với nhau một thời gian, ông ta mới phát hiện ra người vợ có những tật xấu như: lười biếng, ích kỷ, hay cằn nhằn, không quý mến gia đình chồng v.v… Người chồng cảm thấy chán nản vì người vợ không đem đến cho mình hạnh phúc. Tình yêu trong lòng ông ta cũng biến mất…”

TRÍCH DẪN - KHÓ KHĂN, NGHỊCH CẢNH LÀ SỰ CẦN THIẾT ĐỂ TẠO NÊN Ý CHÍ

Chúng ta biết rằng, những cảnh khổ, cảnh khó là sự cần thiết để tạo nên ý chí. Do vậy, người tu phải biết dấn thân vào những nơi khó khăn, những nghịch cảnh. Đừng bao giờ sợ hãi hay chùn bước trước khó khăn.

Nếu rơi vào những nghịch cảnh éo le, chúng ta hãy coi đó là những thử thách của cuộc đời đối với ý chí và nghị lực của chúng ta. Hiểu như vậy, chúng ta sẽ kiên trì, nhẫn nại, sẽ tinh tấn để vượt qua bằng ý chí và nghị lực của mình.

Một nhà văn, qua số phận của nhân vật mình, đã từng gieo vào lòng người đọc niềm tin mãnh liệt khi cho rằng: “Cuộc sống không có bước đường cùng mà chỉ có những ranh giới. Điều cốt yếu là con người phải có đủ ý chí và nghị lực để bước qua những ranh giới ấy”. Quả thật, mỗi lần vượt lên được hoàn cảnh khó khăn là mỗi lần chúng ta có thêm sức mạnh tinh thần và cảm thấy tự tin hơn vào bản thân mình.

TRÍCH DẪN - KHỞI ĐẦU TU TẬP LÒNG TỪ BI TRONG CUỘC SỐNG

Tu tập từ tâm trong cuộc sống là biết khởi tâm thương yêu khi mắt vừa chạm đến bất cứ người nào trong cuộc sống này. Ban đầu chúng ta không quen tác ý như thế nên sẽ rất khó khăn, nhưng tập quen rồi sẽ cảm thấy tâm hồn chuyển biến rất lạ.

Những khi bước ra đường trông thấy người này người kia, xa lạ có, quen biết có, chúng ta cũng tự nhủ rằng “con nguyện thương yêu những người này”. Sau này thuần thục rồi, chúng ta không cần khởi lên ý niệm đó nữa, mà mắt vừa nhìn ai là lòng từ bi gửi đến người đó ngay lập tức.

Tập như vậy lâu ngày, đôi mắt ta sẽ rất từ ái. Trong tiểu Kinh Rừng Sừng Bò diễn tả các vị Thánh sống hòa hợp với nhau và luôn nhìn nhau bằng ánh mắt từ ái thiện cảm. Ánh mắt nhìn nhau thiện cảm vì khi nhìn nhau, chúng ta luôn gửi theo đó lòng thương quý. Các vị Thánh như vậy, chúng ta phải cần như vậy, là luôn gửi tình thương yêu theo ánh mắt mỗi khi nhìn nhau.

Rồi khi chúng ta cưỡi xe chạy trên đường phố đông người chen chúc, xe cộ chạy ngược chạy xuôi, mới chợt hay rằng nào giờ chúng ta vẫn hờ hững, lạnh nhạt, khô cằn với biết bao người trong cuộc sống này. Bây giờ chúng ta phải chuộc lại bằng cách âm thầm lặng lẽ tự nhủ “con thương yêu tất cả mọi người như thế này, con thương yêu tất cả mọi người như thế này”.

Khi chưa biết tu, có thể ta đã thương thầm một hai người nào đó, bây giờ biết tu, chúng ta lặng lẽ thương thầm tất cả mọi người, không cần họ biết. Tập được như thế, ta sẽ thấy đạo lực tăng tiến từng ngày.

SẢN PHẨM MỚI

popup

Số lượng:

Tổng tiền: