Muốn gì được nấy - TT. TS. Thích Chân Quang (You'll get what You want)

35.000₫

Thông tin sản phẩm

Thương hiệu: CHÂN GIÁC Tình trạng: Hết hàng

Khi phước ta không đủ lớn thì ta khó có thể làm chủ được các lựa chọn của mình. Nhân duyên thành tựu hay thay đổi đều do phước. Nhiều khi chúng ta muốn một đằng nhưng nhân quả lại trổ một nẻo. Nhưng cũng có những điều chúng ta muốn chúng ta sẽ thực hiện được theo thời gian."Muốn gì Được nấy" không có nghĩa là "Nguyện được Ước thấy", mà là chúng ta muốn cho người điều gì thì điều đó sẽ trở lại với chính mình. Đây là quy luật của nhân quả, hết sức khách quan, hết sức công bằng nhưng rất khó nắm bắt được. Chính vì lẽ đó, chúng ta cần tinh tấn khắc phục những suy nghĩ xấu, những tính toán ích kỷ để tránh gieo những ý niệm xấu đến người, từ đó gieo nhân không tốt cho chính chúng ta sau này.

Người Pháp có câu "Vouloir, c’est pouvoir", nghĩa là "Muốn là được". Nhưng nếu nhìn theo quan điểm của đạo Phật thì vạn vật đều do duyên hợp, thành hay hoại đều do duyên chi phối nên không phải mọi thứ trên đời chúng ta muốn là được. Lý do là ta có đủ duyên hay không, chứ không phải hễ ta muốn điều gì là được điều đó.

Khi phước ta không đủ lớn thì ta khó có thể làm chủ được các lựa chọn của mình. Nhân duyên thành tựu hay thay đổi đều do phước. Nhiều khi chúng ta muốn một đằng nhưng nhân quả lại trổ một nẻo. Nhưng cũng có những điều chúng ta muốn chúng ta sẽ thực hiện được theo thời gian.

Tuy nhiên, có một điều rất lạ: Cái muốn của chúng ta dành cho người như thế nào thì chính mình cũng sẽ nhận quả báo như thế nấy. Ví dụ như ta mong muốn cho con mình đi xuất gia mà đâu biết rằng mình đã gieo nhân chính mình đi xuất gia vào kiếp sau. Hoặc ta muốn cho mọi người xấu, để ta đẹp hơn họ thì sau này chính bản thân ta lại nhận quả báo là ngày càng xấu đi…

Cho nên "muốn gì được nấy" không có nghĩa là "nguyện được ước thấy", mà là chúng ta muốn cho người điều gì thì điều đó sẽ trở lại với chính mình. Đây là quy luật của nhân quả, hết sức khách quan, hết sức công bằng nhưng rất khó nắm bắt được. Chính vì lẽ đó, chúng ta cần tinh tấn khắc phục những suy nghĩ xấu, những tính toán ích kỷ để tránh gieo những ý niệm xấu đến người, từ đó gieo nhân không tốt cho chính chúng ta sau này.

Trong bối cảnh thế giới biến đổi nhanh và mạnh mẽ, những nhận thức mới về giá trị cho phát triển bền vững ngày càng được định hình rõ nét. Một trong những giá trị được đề cao, coi trọng, được đánh giá là nền tảng vững bền cho sự phát triển của tất cả các quốc gia chính là giá trị văn hóa dân tộc - một nguồn lực to lớn, là một phần quan trọng trong tổng thể sức mạnh nội sinh của mỗi dân tộc, quốc gia.

Phật giáo đã có mặt trên đất nước Việt Nam cách đây hơn 2000 năm, trải qua thời gian, Phật giáo với nền giáo dục đạo đức, hướng thượng đã sớm nhận thức được sứ mệnh truyền bá Chánh pháp và nhanh chóng trở thành tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân Việt Nam.

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, qua mỗi giai đoạn, Phật giáo đều có vai trò, vị trí và những đóng góp tích cực trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Tư tưởng nhập thế của Phật giáo đã đem lại hạnh phúc, an vui đến cho vạn loại chúng sinh, giáo lý đức Phật dạy cách đây hơn 2500 năm đến nay vẫn còn nguyên giá trị, dù chân lý đó được diễn giải theo nhiều cách khác nhau thì mục đích cuối cùng vẫn giúp con người trở về với bản tính "chân – thiện – mỹ".

Xã hội ngày nay đang phát triển tiến bộ về mọi mặt, đã nâng cao đời sống con người, con người ngày càng văn minh hơn. Tuy nhiên, trong quá trình vận động và phát triển đã nảy sinh những mặt trái của xã hội đương đại. Ngoài những điểm tích cực, còn có những vấn đề tiêu cực đang nổi lên hàng ngày, cần sự quan tâm, chung sức giải quyết ở cấp độ quốc gia và toàn cầu, như: Vấn đề suy thoái đạo đức, con người trở nên vô cảm, bạo lực, bạo hành và thiếu niềm tin; biến đổi khí hậu, thảm hoạ thiên tai ngày một gia tăng; làm sao để phát triển kinh tế bền vững và nhiều vấn đề phức tạp khác, như: trí tuệ nhân tạo, vũ khí hủy diệt hàng loạt, chất độc sinh học…

Mục đích ra đời của đạo Phật là để khơi nguồn tuệ giác trong đời sống nhân gian, đem lại ánh sáng giác ngộ và tinh thần giải thoát cho nhân loại. Phật giáo chưa bao giờ tách khỏi tế bào xã hội mà thay vào đó Phật giáo có những phương thức hữu hiệu để giúp xã hội phát triển bền vững và giải quyết những vấn đề nóng ở cấp độ toàn cầu.

Chính vì vậy mà ngay từ khi mới du nhập vào nước ta, thông qua nguồn tuệ giác, tâm từ bi, vị tha, vô ngã và nhất là hạnh nguyện độ sinh của các bậc chân tu thạc đức, Phật giáo đã sớm hòa hợp, dung thông với văn hóa dân tộc Việt Nam và nhờ đó mà Phật giáo đã nhập thế độ sinh, gieo mầm đạo đức, nhân quả, ban trải tâm từ bi, yêu thương, soi rọi ánh sáng Phật pháp thấm nhuần sâu rộng trong đời sống người dân Việt. Trong các mối quan hệ xã hội, nếu được duy trì bằng những giá trị đạo đức thì xã hội sẽ trở nên văn minh và tiến bộ hơn.

Với nguyện mong góp phần kết nối giữa đạo và đời, GIÁC HOME được thành lập với hệ thống Văn Hóa Phẩm Phật Giáo Thiền Tôn Phật Quang về Nhân Qủa, Đạo Đức, Thiền Định do Công Ty Văn Hóa Pháp Quang phát hành theo sự giáo dưỡng của Sư Phụ Tiến Sĩ Thượng Tọa Thượng Chân Hạ Quang. Nguyện 10 phương Tam Bảo gia hộ GIÁC được kết duyên lành cùng quý Thiện hữu xa gần, mọi người biết nỗ lực hoàn thiện bản thân, tu dưỡng nội tâm, đem lợi ích an vui đến mọi người chung quanh, phần nào xây dựng xã hội phát triển, có thêm nhiều những con người hiền thiện, hữu ích, tinh cần đắp xây những điều lợi lạc cho cuộc sống.

SẢN PHẨM MỚI

popup

Số lượng:

Tổng tiền: