TỦ SÁCH PHÁP QUANG

5 HẠNG NGƯỜI THEO BẬC THANG TÍNH DỤC- TS. TT. Thích Chân Quang (Trích sách "Những Điều Thú Vị Từ Truyện Tích Pháp Cú" cuốn 10 bài "Không Sầu Muộn Lo Âu" trang 194-195-196)

22/04/2024 Phúc Khiết Giác 0 Nhận xét
5 HẠNG NGƯỜI THEO BẬC THANG TÍNH DỤC- TS. TT. Thích Chân Quang (Trích sách

Triết học Tây phương đã cho ra đời nhiều triết gia nổi tiếng trở thành mô phạm cho cả nền triết học. Schopenhauer, một nhà triết học người Đức, được ảnh hưởng bởi tư tưởng Phật giáo và thường nói về những tiềm thức thầm kín. Cũng trong triết học Tây phương, Freud được biết đến như người tiên phong trong việc nghiên cứu tiềm thức con người. Theo ông, mọi hoạt động của con người, kể cả việc bôn ba kiếm tiền hay vất vả tranh giành quyền lực, đều do bản năng tính dục từ tiềm thức sâu xa chi phối.

Tuy nhiên, phương pháp và quan điểm của Freud đã gặp phải nhiều tranh cãi và chỉ trích, vì nhiều người cho rằng ông đã quá cực đoan trong cách nói và quá tập trung vào bản năng tính dục của con người. Mặc dù vậy, các ý tưởng và khái niệm của ông vẫn có ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực như tâm lý học và văn hóa học.

Ta có thể tạm chia con người theo bậc thang về tính dục như sau: Cao nhất là người vô dục, sống trong sạch gần như bậc Thánh; Thứ hai, thấp hơn một chút là người tiết dục. Hạng người này không bị ham muốn tình dục chi phối nhiều, sống tương đối thanh thản; Thứ ba là những chúng sinh bình thường có bản năng tính dục, không nói ít hay nhiều; Thứ tư là người đa dục hay còn gọi là đa dâm, thường nhớ tưởng và rất ham thích tính dục; Thứ năm là người loạn dục. Hạng người này tính dục không còn kiềm chế trong luân thường đạo lý, thường là tội phạm. Người đa dục hay loạn dục đa phần đều là súc sinh mới đầu thai làm người, không bao lâu sẽ đọa làm súc sinh trở lại.

Trong thế gian này, có những người xuất thân từ cõi trời và vì chút nợ duyên gì đó, họ phải sinh xuống cõi đất một thời gian rồi sẽ quay về quê hương cõi trời của mình. Loài thú cũng vậy, quê hương của chúng là cõi thú, nên dù được chút phước sinh lên làm người thì vẫn rất dễ quay về cõi thú. Lúc sống trên đời họ cũng còn nặng những tính chất của thú, trong đó hai đặc tính nổi bật nhất là ác độc và đa dục.

Nhìn vào hai điểm này, ta đánh giá được phần nào ai là người mới từ loài thú đầu thai lên và một ngày không xa phải trở lại làm thú. Vậy chúng ta là ai? Là con Phật, đi đâu rồi cũng về chùa tu hành. Tuy vẫn phải bươn chải kiếm sống, vẫn làm tròn bổn phận với gia đình, vẫn đối tiếp với con người nhưng trong mọi hoàn cảnh ta đều khéo mang chánh pháp chia sẻ cho người, để rồi sau đó lại trở về mái chùa yêu thương.

(Trích sách NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ TỪ TRUYỆN TÍCH PHÁP CÚ cuốn 10 bài KHÔNG SẦU MUỘN LO ÂU trang 194-195-196/ Tiến sĩ Luật học TT. THÍCH CHÂN QUANG biên soạn)

Tags: Những Điều Thú Vị Từ Truyện Tích Pháp Cú

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: